Những biến chứng dễ xảy ra khi nâng mũi tại những cơ sở kém chất lượng
Nâng mũi tưởng chừng là tiểu phẫu rất đơn giản, thế nhưng đó vẫn là một trong nhiều thách thức nghề nghiệp của nhiều bác sĩ, đặc biệt với những người có kinh nghiệm non kém.
Có thể bạn đã nghe nhiều về các “tai nạn” khi phẫu thuật nâng mũi. Nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ chính đơn vị thực hiện hoặc khả năng xử lý vùng vết thương còn non kém của bác sĩ. Nếu không muốn đối diện với những biến chứng nguy hiểm dưới đây, hãy thật sự tỉnh táo và cân nhắc lựa chọn.
1. Sống mũi bị vẹo, lệch
Sống mũi bị vẹo lệch là biến chứng thường gặp khi nâng mũi
Một trong những rủi ro thường gặp nhất chính là phần sống mũi bị lệch vẹo, có thể xuất hiện sau khi phẫu thuật khoảng vài ngày tới vài tuần. Thông thường, điều này xuất hiện do lỗi kỹ thuật của bác sĩ đã tính toán sai lầm vị trí để chất liệu sụn, băng nẹp cố định không đúng hoặc các yếu tố ngoại cảnh khác gây chấn động di lệch.
2. Vết mổ khó lành
Vết mổ khó lành là dấu hiệu của nhiễm khuẩn nặng
Rắc rối tiếp theo khi nâng mũi sai cách chính là miệng vết mổ khó liền, thậm chí không lành lại được. Phần lớn niêm mạc vùng này rất mỏng, nếu kỹ thuật thực hiện sai cách sẽ gây ra biến chứng nguy hiểm, nhận thấy qua đấu hiệu chảy dịch liên tục, sưng phù nề gốc mũi do nhiễm khuẩn. Trong trường hợp xử lý nhanh chóng có thể bảo tồn được sống mũi ghép, còn nếu để muộn bắt buộc phải tháo bỏ chất liệu ra và chờ ít nhất 6 tháng sau mới làm lại được.
3. Đầu mũi bóng đỏ
Đầu mũi bóng đỏ do cơ thể phản ứng với vật liệu cấy ghép
Trường hợp mũi bóng đỏ cũng là một trong những biến chứng dễ nhận thấy nhất ở người nâng mũi không đúng cách. Hiện tượng này được lý giải do cơ thể phản ứng tại chỗ với vật liệu cấy ghép, không có sự tương thích sinh học dẫn tới viêm da đầu mũi.
4. Trồi lộ sống mũi ghép
Trồi lộ sống mũi ghép là biến chứng nguy hiểm
Nếu xuất hiện dấu hiệu trồi sống mũi ghép, tốt nhất bạn hãy đến bệnh viện nhờ được xử lý nhanh chóng nhất bởi rất có thể phần chất liệu độn đã bị dịch chuyển, không cố định tại vị trí ban đầu. Ngoài ra, sụn nhân tạo bị đặt ở lớp quá nông dẫn tới lộ ra ngoài, đặc biệt ở phần đầu mũi. Nhiều trường hợp đã phải phẫu thuật tái tạo da đầu mũi do vật liệu đâm thủng. Với những rủi ro không thể lường trước được, hãy cân nhắc thật kỹ lưỡng trước khi thẩm mỹ và phải đảm bảo quyết định đưa ra đã dựa trên những yếu tố: Đơn vị uy tín, tay nghề bác sĩ có chuyên môn, giàu kinh nghiệm đồng thời phải được thăm khám tổng quát, đảm bảo an toàn tối đa cho sức khỏe.
Gửi một bình luận